CỎ LÚA MÌ thực phẩm giàu dinh dưỡng cho sức khỏe (P2)

Cỏ lúa mì có nhiều chất sắt nonheme, một dạng sắt chỉ được tìm thấy trong thức phẩm từ thực vật. Để tăng khả năng hấp thụ sắt từ cỏ lúa mì, hãy kết hợp nó với thực phẩm có nguồn vitamin C như cam, bông súp lơ, dâu tây, kiwi… hoặc thức ăn chứa chất sắt khác như thịt đỏ, sò ốc, hạt bí ngô, các loại đậu, socola đen...

Cỏ lúa mì có chất sắt tự nhiên và rất hữu ích cho việc bổ sung chất sắt hàng ngày giúp bạn điều trị thiếu máu. Nếu bạn là người ăn chay hoặc dị ứng thức ăn động vật có thịt đỏ thì cỏ lúa mì có thể là lựa chọn phù hợp.

>> xem thêm CỎ LÚA MÌ thực phẩm giàu dinh dưỡng cho sức khỏe (P1)

6- Cỏ lúa mì điều trị thiếu máu

Do hàm lượng chất sắt lớn nên cỏ lúa mì rất hữu ích trong điều trị thiếu máu.

Có nhiều dạng thiếu máu, nhưng phổ biến nhất là thiếu máu do thiếu sắt. Nguyên nhân thiếu máu thường xảy ra khi cơ thể thiếu hụt nhiều chất sắt thông qua thức ăn:

Sử dụng một số thực phẩm làm giảm hấp thu sắt như cà phê, nước uống có ga,...

Cơ thể bị giảm hấp thu sắt do mắc một số bệnh lý như viêm dạ dày, viêm ruột, cắt đoạn dạ dày, ruột.

Nhu cầu về sắt tăng lên đối với trẻ em tuổi dậy thì, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thai, cho con bú…

Chế độ ăn uống không cân đối, ăn kiêng, người nghiện rượu, người già,...

Tác dụng phụ một số loại thuốc hoặc nhu cầu sắt tăng lên do đang trong thời kì mang thai hoặc cho con bú.

Các triệu chứng biểu hiện ra bao gồm: Chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, suy nhược cơ thể, hay gắt gỏng, khó tập trung, da xanh xao, tim đập nhanh, đau ngực khó thở

Cỏ lúa mì có chất sắt tự nhiên và rất hữu ích cho việc bổ sung chất sắt hàng ngày giúp bạn điều trị thiếu máu. Nếu bạn là người ăn chay hoặc dị ứng thức ăn động vật có thịt đỏ thì cỏ lúa mì có thể là lựa chọn phù hợp.

cỏ lúa mì

Cỏ lúa mì bổ sung chất sắt

Cỏ lúa mì có chất sắt nonheme, một dạng sắt chỉ được tìm thấy trong thức phẩm từ thực vật. Để tăng khả năng hấp thụ sắt từ cỏ lúa mì, hãy kết hợp nó với thực phẩm có nguồn Vitamin C như cam, bông súp lơ, dâu tây, kiwi…hoặc thức ăn chứa chất sắt khác như thịt đỏ, sò ốc, hạt bí ngô, các loại đậu, socola đen...

7- Giải độc gan, thanh lọc cơ thể

Cỏ lúa mì có khả năng bổ gan, hoá giải các độc tố giúp chức năng gan được cải thiện.

Cỏ lúa mì cũng có khả năng tái tạo hồng huyết cầu nhanh chóng cho cơ thể và cải thiện chức  mnăng của gan cùng tim mạch trong hệ thống huần hoàn một cách tự nhiên. Chlorophyll có tác dụng bảo vệ và phục hồi gan.

Khác với hàng trăm loại enzyme có trong Cỏ lúa mì cung cấp (enzyme ngoại sinh có nghĩa lấy từ bên ngoài), các hợp chất của Chlorophyll hỗ trợ sản xuất enzyme cho cơ thể (gọi là chất nội sinh). Gan cũng sử dụng những chất enzyme này để thực hiện chức năng của nó là giải độc cho cơ thể.

Ba hợp chất được tìm thấy nhiều nhất trong Cỏ lúa mì giúp gan phát triển và khỏe mạnh là Choline ngăn ngừa tích tụ chất béo trong gan, Magie giúp thanh lọc các chất béo và Kali có chức năng tương tự như một loại thuốc bổ và chất kích thích.

8- Phục hổi vết thương

Chất diệp lục trong cỏ lúa mì là chất kháng khuẩn và có thể được sử dụng bên trong và bên ngoài cơ thể như một phương pháp chữa lành vết thương một cách tự nhiên.