Thực Đơn Cho Bé Ăn Dặm Bị Táo Bón Từ Những Loại Rau Củ Quả

Các loại rau củ quả hỗ trợ trị triệt để bệnh táo bón gặp ở bé, ăn dặm là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Bột rau củ cho bé ăn dặm sẽ đánh dấu cột mốc trong việc khôn lớn và phát triển của bé về thể chất lẫn trí não.

Xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ đã phức tạp, nhưng việc sắp xếp thời gian, lượng thức ăn cho bé cũng không hề dễ dàng. Một bảng thời gian biểu sinh hoạt cho trẻ được xây dựng phải phù hợp với nhu cầu, cơ địa của bé. Và mẹ nên loại bỏ suy nghĩ nên cho bé ăn nhiều thì mới đủ dưỡng chất cho bé mẹ nhé, vì cơ thể bé sẽ có giới hạn đối với thức ăn, chỉ nên cho bé dùng đủ thôi.

1. Một số lưu ý khi Xây dựng lịch sinh hoạt - Kết hợp ăn dặm với bột rau củ cho bé

Trước khi xây dựng bảng biểu sinh hoạt cho bé mẹ cần quan sát và nghiên cứu về mọi hoạt động của bé, để nắm bắt xem bé nhà đã tới tháng ăn dặm chưa, đã có dấu hiệu đòi ăn chưa và bé thường nghỉ ngơi khi nào,...

Lịch sinh hoạt với Bột Rau Củ Cho Bé

Các nhóm thực phẩm sẽ có thời gian và cường độ tiêu hóa khác nhau, mẹ cần chế biến hoặc nắm bắt rõ liều lượng để cân bằng dinh dưỡng cho bé. Bột rau củ cho bé chứa nhiều chất xơ sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa các nhóm chất khác. Thời gian tiêu hóa các nhóm thức ăn:

  • Sữa mẹ: khoảng 1 - 2 tiếng

  • Sữa công thức: 2 - 3 tiếng

  • Thức ăn dặm dạng lỏng: 3 - 4 tiếng

  • Thức ăn thường: 4 - 5 tiếng

  • Thức ăn nhiều dầu mỡ : 5 - 6 tiếng

Thức ăn của bé không nên cho quá nhiều gia vị, hương liệu. Vì lúc này vị giác của bé rất nhạy cảm, nếu mùi vị quá nồng hoặc gặp phải vị bé không thích sẽ làm bé chán ăn, ác cảm với việc ăn.

Cân bằng 4 nhóm chất: đường bột, đạm, béo, xơ là điều mẹ phải chú tâm vì nếu thiếu một trong các chất bé sẽ mất đi nguồn năng lượng để hoạt động; đặc biệt là hàm lượng chất xơ rất quan trọng trong tiêu hóa, hệ tiêu hóa non yếu của bé sẽ không thế chống đỡ nổi bệnh táo bón đang chờ sẵn để khiến bé khó chịu, chán ăn hay thậm chí làm bé suy dinh dưỡng,...

 

Trẻ từ 4 - 6 tháng tuổi: Giai đoạn thích nghi với thức ăn mới

Bé đang dần làm quen với thức ăn dặm, trong giai đoạn này mẹ nên tập trung bổ sung nguồn dưỡng chất từ rau xanh, bột rau củ cho bé ăn dặm sẽ giúp mẹ tiết kiệm thời gian nấu nướng và tiện lợi trong việc cung cấp chất xơ cho bé.

Trong thời gian này, bé chỉ nên ăn thức ăn loãng, mịn như bột và cháo loãng 1 lần/ngày, sau đó mẹ mới tăng liều lượng dần lên, giúp dạ dày của bé từ từ chấp nhận thức ăn khác ngoài sữa mẹ.

>> Xem thêm Bí Quyết Giúp Trẻ Không Bị Táo Bón Khi Bắt Đầu Ăn Dặm Với Bột Rau Củ Cho Bé

Gợi ý lịch sinh hoạt:

  • Buổi sáng: sữa mẹ hoặc sữa công thức

  • Giữa buổi sáng: bú mẹ hoặc sữa công thức

  • Buổi trưa: bột hoặc cháo loãng có trộn bột rau củ cho bé

  • Giữa buổi chiều: sữa mẹ hoặc sữa công thức

  • Buổi tối: sữa mẹ hoặc sữa công thức

Trẻ lúc này thức ăn chính vẫn là sữa mẹ + sữa công thức khoảng 900ml/ngày, thức ăn phải được chế biến ở dạng lỏng tương tự như sữa để hệ tiêu hóa của bé hấp thu được, có như vậy bé mới không mắc bệnh táo bón.

Trẻ 7 - 8 tháng tuổi: Tăng liều lượng khẩu và đa dạng thực phẩm ăn dặm

Mẹ nên thực hiện theo thực đơn ăn dặm của giai đoạn trước, chỉ thay đổi khẩu phần ăn dặm nên bổ sung thêm hải sản, ít nhất 3 bữa/tuần.

Gợi ý lịch sinh hoạt:

  • Buổi sáng: sữa mẹ hoặc sữa công thức

  • Giữa buổi sáng: cháo nhuyễn, trái cây hoặc rau củ nghiền nhuyễn (kết hợp với bột rau củ cho bé)

  • Buổi trưa: trái cây, sữa hoặc sữa chua

  • Giữa buổi chiều: sữa mẹ hoặc sữa công thức

  • Buổi tối: cháo loãng, bột hoặc rau củ nghiền.

  • Trước khi ngủ: sữa mẹ hoặc sữa công thức

Trẻ 9 - 10 tháng tuổi: cân bằng dinh dưỡng từ 4 nhóm chất rất quan trọng

Lúc này trẻ đã quen dần với thức ăn mới và hình thành khẩu vị riêng cho mình. Các bữa ăn của bé dần thay thế cho việc bú sữa mẹ và ăn dặm trở thành bữa ăn chính trong này. Mẹ cần cung cấp 3 bữa chính, 3 bữa phụ, sữa mẹ và sữa công thức.

Khẩu phần ăn của bé cần được cân bằng và có đầy đủ 4 nhóm chất: đường bột, chất xơ, chất béo, chất đạm và thức ăn cũng dần chuyển sang dạng đặc và thô hơn.

Gợi ý lịch sinh hoạt:

  • Buổi sáng: sữa mẹ hoặc sữa công thức

  • Giữa buổi sáng: cháo loãng hoặc trái cây, rau củ nghiền

  • Buổi trưa: cơm nhuyễn kèm thức ăn, rau củ mềm hoặc dùng bột rau củ cho bé vào thức ăn.

  • Giữa buổi chiều: trái cây mềm, sữa chua hoặc món ăn nhẹ.

  • Buổi tối: thức ăn đặc (kèm bột rau củ cho bé)

  • Trước khi ngủ: sữa mẹ hoặc sữa công thức

Xuyên suốt quá trình ăn dặm của bé từ tháng 4 - tháng 10 mẹ nên dùng bột rau củ cho bé để nấu thức ăn nếu mẹ bận rộn hoặc cần tìm nguồn rau xanh an toàn. Trong bột rau củ cho bé của Dalahouse hoàn toàn là nguyên liệu sạch, hữu cơ mà chất lượng bột an toàn, không phụ gia hay chất bảo quản. Tốt cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện từ não bộ đến thể chất của trẻ.



(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng